Với người trồng cây cảnh, kinh nghiệm chọn chậu là rất quan trọng. Do chất liệu, kiểu dáng, đặc tính mà chúng sẽ phù hợp với từng loại cây nhất định. Hiểu về các loại chậu trồng cây giúp bạn dễ chọn được một sản phẩm phù hợp. Vậy bạn có biết những loại chậu phổ biến nhất hiện nay là gì? Cách để chọn chậu phù hợp cho cây ra sao hay không?
Top 3 loại chậu trồng cây được nhiều khách hàng lựa chọn
Có rất nhiều chất liệu được dùng để sản xuất chậu cây trồng. Chúng tạo ra sự lựa chọn đa dạng về giá và kiểu dáng cho khách hàng. Tuy nhiên, có 3 loại chậu phổ biến và được đánh giá cao hiện nay mà bạn có thể tham khảo là:
Chậu nhựa composite
Các loại chậu cây sản xuất từ nhựa chắc chắn không xa lạ với mọi người. Nhưng phổ biến và được đánh giá cao hơn cả là chậu từ nhựa composite. Đây là một loại nhựa tổng hợp có hai thành phần chính là nhựa nền Polyester và sợi thủy tinh Fiberglass. Đặc điểm chung của các loại chậu cây làm từ chất liệu này chính là bền bỉ, nhẹ và rất sang trọng.
Ưu điểm lớn nhất khi nói đến chậu nhựa composite là tính bền bỉ. Với kết cấu đặc biệt, chúng cực kỳ bền, không bị sứt vỡ khi chịu lực tác động. Tuy nhiên, nếu là các vật nhọn kim loại tác động, chậu sẽ không nguyên vẹn. Do chất liệu là nhựa tổng hợp có trọng lượng siêu nhẹ nên dù có kích thước lớn, việc di chuyển chậu cũng rất dễ dàng. Nhờ vậy, chi phí vận chuyển hay rủi ro trong lúc thiết kế, đặt để chậu cũng giảm đáng kể.
Chậu nhựa composite màu ghi, trắng hay đen là những sắc phổ biến nhất. Chúng có thể là sắc trơn bóng hoặc tạo thêm các đường giả vân đá. Bên cạnh 3 màu chủ đạo này, chậu còn có nhiều tone màu khác nhau tùy vào loại sơn sử dụng. Sơn phủ chậu thường là loại 2k chuyên dành cho ô tô nên cực bền, không bị rửa trôi dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do đó, khách hàng muốn sở hữu một màu chậu ưng ý là không hề khó.
Vì có chất lượng vượt trội nên so với các chậu nhựa thông thường, giá của chậu trồng cây composite đắt hơn rất nhiều.
Chậu xi măng
Các loại chậu trồng cây xi măng hiện nay có hai loại chính là nguyên bản và chậu xi măng đá mài. Chậu được sản xuất với hỗn hợp chính bao gồm xi măng, đá và cát. Riêng chậu đá mài sẽ có thêm một số chất liệu khác như đá cẩm thạch, granite và sợi thủy tinh phủ nhựa. Loại chậu này rất thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm ngay cả khi bị vỡ, không sử dụng được.
Chậu xi măng có rất nhiều kiểu dáng, kích thước, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đây cũng là loại chậu thích hợp trồng những cây cảnh lớn, thân gỗ, tiêu biểu như lộc vừng, thạch lựu, ngọc lan, … Vì dễ chạm trổ, tạo dáng nên chậu xi măng được người thợ tạo ra nhiều phong cách khác nhau, từ đơn giản, hiện đại cho đến cổ điển, cầu kỳ nhiều họa tiết.
Chậu xi măng có màu thuần là ghi xám. Tùy vào chất liệu sử dụng mà có thêm các sắc vụn óng ánh của đá cẩm thạch hay granite. Để tạo màu, thường người thợ sẽ trộng chung với xi măng thay vì chỉ sơn bên ngoài. Các loại chậu xi măng đỏ đang được ưa chuộng nhất hiện nay bởi kiểu dáng nổi bật, sang trọng.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chậu trồng cây xi măng là cực kỳ nặng. Việc vận chuyển hay sắp xếp chúng đều rất tốn sức, thời gian và tiền bạc. Dù bền trong điều kiện nắng nóng nhưng khi thời tiết quá lạnh, nhiệt độ xuống thấp, chậu sẽ dễ bị nứt.
Chậu gốm sứ
Nhắc đến chậu trồng cây phổ biến thì không thể không nhắc đến các loại chậu gốm sứ. Để tạo ra những những mẫu chậu tiêu chuẩn, người thợ phải nung chúng trong lò lên tới cả ngàn độ C. So với những mẫu chậu trồng cây khác thì gốm sứ đa hình dạng hơn. Đặc biệt, riêng gốm sứ Bát Tràng, chúng được chính những người thợ lành chế chế khác, sản xuất thủ công không dùng máy móc.
Những chậu gốm trồng cây thường sẽ mang màu nâu đất đặc trưng. Màu sắc thường chỉ được điểm lên họa tiết chạm khắc hoặc để trơn. Trong khi đó, các chậu sứ lại có phần tinh xảo hơn khi màu thuần và trắng, trắng ngà hoặc trắng xanh. Chậu sứ thì có màu sắc đa dạng, tươi sáng hơn. Để thêm lựa chọn, các mẫu chậu này đều sẽ được lên màu trước khi tráng men. Các loại chậu đen trồng cây hiện khá được yêu thích bởi vẻ đẹp hiện đại mà huyền bí của chúng.
Chậu gốm sứ nổi bật với vẻ đẹp sang trọng, quyền quý nhưng lại rất dễ vỡ. Chỉ với lực tác động vừa phải, chậu có thể sứt mẻ, vỡ vì có độ giòn cao. Do đó, khi dùng loại chậu trồng cây này, bạn cần cẩn thận trong lúc vận chuyển hay đặt để khi trồng cây. Chậu gốm sứ có giá thành khá đa dạng, dao động từ vài chục ngàn với những chậu nhỏ, đơn giản. Tuy nhiên, chậu lớn, chạm khắc tinh xảo thì giá có thể lên đến vài triệu đồng.
Cách chọn chậu phù hợp với cây trồng bạn có biết?
Sự đa dạng các loại chậu cây giúp khách hàng thỏa sức lựa chọn hơn. Nhưng đồng thời, chúng cũng khiến người không chuyên bối rối không biết chọn kiểu chậu nào là phù hợp. Từ chất liệu, kiểu dáng đến kích thước của chậu đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Theo đó, để tìm được chậu phù hợp, bạn cần chú ý các yếu tố là:
- Tùy vào loại cây trồng là cây thân cỏ, thân gỗ, thân leo, … mà bạn nên cân nhắc chọn chậu có kích thước, độ sâu phù hợp để rễ thuận lợi phát triển, hấp thụ dinh dưỡng. Cụ thể, chậu có độ sâu nông phù hợp với các loại cây rễ chùm, mảnh, tán lá thưa. Trong khi đó, chậu lớn, lòng sâu thích hợp với cây thân gỗ, có rễ lớn, cần nhiều dinh dưỡng.
- Chọn chậu dựa trên đặc tính sinh trưởng của cây, cây có chịu được nhiệt hay độ ẩm nhiều hay không. Có những chậu giữ nhiệt, thoát ẩm tốt nhưng cũng có những loại không nên bạn cần cân nhắc.
- Lựa chọn chậu dựa trên cảnh quan lắp đặt. dám bảo điều kiện phát triển của cây cũng như làm nổi bật không gian xung quanh, …
Với những chia sẻ trên, liệu bạn đã nắm được những loại chậu trồng cây cơ bản nhất? Để được tư vấn sâu hơn và mua được loại chậu ưng ý, bạn có thể liên hệ:
- Showroom 1: 628 Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
- Showroom 2: 616 Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
- Hotline: 0915.885.558
- Zalo, Viber: 0915.885.558
- Email: chaucay.vn@gmail.com